Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Cây Anh Túc



Anh túc hay còn gọi là a phiến,  là loài thực vật có tên khoa học là Papaver Somniferum L, thuộc họ Anh túc (Papaveraceae). Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y. Chiết suất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sỹ. Việc lạm dụng quá mức đã gây ra thảm họa cho xã hội và đất nước. 

 

Thân cao 1m-1,5m. Mỗi năm một vụ, mùa gieo hạt khoảng 10-11 âm lịch nằm vào mùa đông, thời gian từ khi gieo hạt đến khi ra hoa lấy mủ khoảng 3 tháng. Thích hợp với khí hậu vùng cao, có khi lên đến 1000m. Hoa của nó khá đặc biệt cùng một thân cây nhưng lại có bông hoa với các màu khác nhau, bông màu vàng tím và bông màu tím, trắng ..v.v.



Hoa Ti-gôn

 


Ti-gôn hay Ăng-ti-gôn là tên gọi chung để chỉ các loài dây leo thuộc chi có danh pháp khoa học: Antigonon, một chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác lại cho rằng chi này chỉ chứa khoảng 2-4 loài, phổ biến nhất đề cập tới A. leptopus, A. cinerascens, A. flavescens và A. guatemalense.

 
Ti-gôn có thể bám vào giàn hoặc bất cứ vật gì ở gần để leo lên độ cao 9–12 m, là loại cây thường xanh tại các vùng khí hậu không có băng giá, lá hình trái tim kích thước khoảng 4 cm, mùa hè ra hoa thành chùm với các sắc độ từ trắng đến hồng và đỏ san hô. 

Ti-gôn dễ trồng, cần nhiều ánh nắng để ra được nhiều hoa, ưa đất ẩm nhưng cũng chịu được đất khô hạn.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Nhũ đá


Nhũ đá hay thạch nhũ đựơc hình thành do cặn của nước nhỏ giọt đọng lại trải qua hàng trăm, nghìn năm. Nó là khoáng vật hang động  thứ sinh treo trên trần hay tường của các hang động.

Nhũ đá được tạo thành từ CaCO3 và các khoáng chất khác kết tụ từ dung dịch nước khoáng. Đá vôi là đá chứa cacbonat canxi bị hoà tan trong nước có chứa khí cacbonic tạo thành dung dịch CaHCO3. Phương trình phản ứng như sau:
CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(kh)Ca(HCO3)2(dd)
Dung dịch này chảy qua kẽ đá cho đến khi gặp vách đá hay trần đá và nhỏ giọt xuống. Khi dung dịch tiếp xúc với không khí, phản ứng hoá học tạo thành nhũ đá như sau:
Ca(HCO3)2(dd)CaCO3(r) + H2O(l) + CO2(dd)
 
Nhũ đá "lớn" lên với tốc độ 0,13 mm một năm. Các nhũ đá "lớn" nhanh nhất là những nơi có dòng nước dồi dào canxi cacbonat  và khí cacbonic, tốc độ lớn có thể đạt 3 mm mỗi năm.

Mọi nhũ đá đều bắt đầu với một giọt nước chứa đầy khoáng chất. Khi giọt nước này rơi xuống, nó để lại phía sau một vòng mỏng nhất chứa canxit. Mỗi giọt tiếp theo được hình thành và rơi xuống đều ngưng tụ một vòng canxit khác. Cuối cùng, các vòng này tạo thành một ống rỗng rất hẹp gọi là nhũ đá "cọng rơm xô đa ". Các cọng rơm xô đa có thể mọc ra rất dài, nhưng lại  rất dễ gãy. Nếu chúng bị bịt lại bởi mảnh vụn, nước bắt đầu chảy ở mặt ngoài, ngưng tụ nhiều canxit hơn và tạo thành nhũ đá hình nón quen thuộc hơn. Cùng các giọt nước này rơi xuống từ đầu của nhũ đá ngưng tụ nhiều canxit hơn trên nền phía dưới, cuối cùng tạo thành măng đá thuôn tròn hay hình nón. Không giống như nhũ đá, các măng đá không bao giờ bắt đầu như là một "cọng rơm xô đa" rỗng. Khi có đủ thời gian, các dạng hình thành này có thể gặp nhau và hợp nhất để tạo thành các cột đá.



Nhũ đá cũng có thể hình thành trong các ống dung nham, mặc dù cơ chế hình thành của nó đủ khác biệt.